Tiếp nối bài viết 11 Lý do chứng minh Teambuilding thật sự quan trọng với tổ
chức của bạn? (phần 1), bài viết sẽ cung cấp thêm những lý do để thuyết phục
rằng Teambuilding nên là hoạt động không thể thiếu khi một nhà lãnh đạo muốn
phát triển tổ chức.
7.Tạo sự mong đợi
Cho dù đó là một lần một tuần hay vài tháng một lần, việc lên lịch cho các hoạt
động Teambuilding nsẽ mang lại cho nhân viên của bạn điều gì đó để mong đợi
sau thời gian làm việc mệt mỏi. Không một ai muốn nhìn vô lịch làm việc của
mình với khối lượng công việc dày đặc mà không tìm được được điểm dừng.
Teambuilding chính là cơ hội để trút bỏ những áp lực của công việc. Việc này
tạo sự mong đợi cho các nhân viên, thúc đẩy họ nhanh chóng hoàn thành và
không bị trễ tiến độ công việc để có thể vui vẻ, thoải mái tham gia hoạt động
teambuilding.
Điều quan trọng nữa là phải nhận ra rằng những sự kiện này mang lại cho nhân
viên một mục tiêu chung không liên quan đến công việc của họ. Thời gian nghỉ
ngơi rất cần thiết này rất tốt cho sức khỏe tinh thần của nhân viên và gắn liền
với ý tưởng tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn cho những người làm
nên thành công cho tổ chức.
8.Để nhân viên thấy mình được đánh giá cao
Đồng thời, các sự kiện Teambuilding giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá
cao vì đã làm việc chăm chỉ. Nhiều khi, nhân viên bị cuốn theo guồng quay của
công việc và cảm thấy quá áp lực hoặc đôi khi cảm thấy đang bị công ty bóc lột.
Khi tổ chức các hoạt động Teambuilding, nhân viên sẽ cảm thấy họ được quan
tâm sau quãng thời gian làm việc mệt mỏi. Hơn nữa thông qua các hoạt động
này, nhà lãnh đạo có thể đính kèm phần tuyên dương, khen thưởng cho các cá
nhân – nhóm có đóng góp tích cực. Theo tháp nhu cầu của Maslow, được tôn
trọng là nhu cầu cao cấp của bất kỳ ai trong xã hội. Khi cảm thấy được tôn
trọng, nhân viên sẽ cố gắng làm việc tốt hơn nữa.
9.Xây dựng cầu nối giữa các phòng ban
Mối liên hệ giữa các nhân viên trong một bộ phận không phải là yếu tố duy nhất
quan trọng khi nói đến việc xây dựng một nhóm mạnh hơn. “Nhóm” không nhất
thiết phải giới hạn trong nhóm bán hàng hoặc nhóm tiếp thị. Nó là một tập hợp
thống nhất của tất cả các nhóm làm việc tạo nên tổ chức trong một doanh
nghiệp. Hãy tự hỏi bản thân mình – nhà lãnh đạo biết rõ nhân viên ở các phòng
ban khác ngoài phòng ban của mình đến mức nào? Nếu câu trả lời là không tốt
hoặc hoàn toàn không, thì xây dựng nhóm chắc chắn sẽ mang các bộ phận lại
gần nhau hơn để khuyến khích sự hợp tác liên chức năng, điều này sẽ mang lại
lợi ích cho toàn bộ tổ chức của bạn.
Khuyến khích nhân viên làm quen với những người ở các bộ phận khác, thay vì
làm việc chỉ với các thành viên trong nhóm trực tiếp của họ. Nhà lãnh đạo có
thể sẽ thấy rằng cách làm này sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn ở nơi
làm việc và mở ra cánh cửa cho những mối quan hệ mới. Kết nối những khoảng
cách đó cho phép hình thành các mối quan hệ tích cực, dẫn đến một công ty
hoạt động hiệu quả hơn.
10.Khai phá tiềm năng lãnh đạo
Trong một môi trường thoải mái và sáng tạo hơn, nhà lãnh đạo có thể thấy nhân
viên có những kỹ năng tiềm ẩn chưa được khám phá trong văn phòng. Các “nhà
lãnh đạo” có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong những hoạt động đơn giản nhất
và có thể làm mọi người ngạc nhiên. Các sự kiện xây dựng nhóm được tổ chức
thường xuyên có thể giúp nhân viên tự tin hơn tại nơi làm việc. Nhà lãnh đạo có
thể khám phá ra rằng nhân viên mới trầm tính có khả năng truyền cảm hứng
tuyệt vời cho đồng nghiệp của họ và với người cố vấn phù hợp, cơ hội phát triển
và sự khuyến khích, họ có thể trở thành nhà lãnh đạo đang lên tiếp theo của
công ty bạn.
Các chương trình teambuilding nên lồng ghép các hoạt động để nhân viên có thể
phát huy hết khả năng của mình. Sau mỗi sự kiện xây dựng nhóm, nên đề cử
những cá nhân phát huy năng lực vào những vị trí để họ phát huy hết năng lực
và tạo điều kiện để họ cống hiến hết mình.
11.Cải thiện sự gắn kết và tinh thần của nhân viên
Cam kết tham gia các sự kiện xây dựng nhóm theo lịch trình thường xuyên có
thể xây dựng tình đồng đội, khiến nhân viên hào hứng hơn khi đi làm, nhiệt tình
hơn với công việc và thoải mái hơn khi tiếp cận với nhau. Nó cũng có thể giúp
nhân viên cảm thấy được khuyến khích hơn để bước ra khỏi bàn làm việc và vui
chơi, điều này sẽ giúp họ trở lại làm việc với cảm giác sảng khoái và tràn đầy
năng lượng.
Các hoạt động xây dựng nhóm giúp nhân viên có thêm vấn đề chung để nói
chuyện ngoài công việc. Họ có thể phá vỡ các rào cản giao tiếp và giúp các
nhóm làm việc hiệu quả hơn. Quan trọng nhất, nhân viên có thể sử dụng các kỹ
năng mà họ học được từ những sự kiện này và áp dụng chúng vào các công việc
hàng ngày của họ, chẳng hạn như tính sáng tạo, tư duy chiến lược, thích nghi
nhanh chóng và hợp tác làm việc với đồng nghiệp.
Một hoạt động xây dựng nhóm thành công chắc chắn sẽ đồng nghĩa với một
môi trường làm việc thoải mái, thành công hơn cho bất kỳ công ty nào, dù lớn
hay nhỏ. Bạn đã sẵn sàng để cải thiện khả năng giao tiếp, kỹ năng, sự hợp tác,
hiệu suất của nhóm mình chưa?
Trên đây là 11 lý do khiến nhà lãnh đạo phải lên ngay kế hoạch tổ chức
Teambuilding cho đội nhóm của mình.