Trong các hoạt động Teambuilding, người quản trò đóng vai trò chính yếu trong
việc quyết định sự thành công hay thất bại của chương trình. Vì vậy, người quản
trò được ví von như linh hồn của Teambuilding. Trong bài viết này, Travel One
sẽ chứng minh cho bạn về “quyền lực mềm” của một host teambuilding (người
quản trò) nhé!
- Quản trò Teambuilding là ai?
Quản trò team building là người điều hành – dẫn dắt – tổ chức các hoạt động
nhằm khuấy động tinh thần và kết nối tất cả các thành viên tham gia với
nhau. Mục đích công việc này là tạo sự gắn kết và phát huy khả năng làm
việc nhóm, giúp các thành viên xích lại gần nhau hơn, phá bỏ mọi rào cản vô
hình. Người quản trò phải hiểu rõ hoạt động mình đang điều khiển để hướng
dẫn người chơi một cách cụ thể, rành mạch và chi tiết nhất – đảm bảo không
ai không bị lẻ loi giữa cuộc chơi do không hiểu luật. - Vai trò của người quản trò
Quản trò là một công việc vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính nghệ
thuật.
Khoa học ở chỗ người quản trò team building phải hiểu được các đối tượng
tham gia để tác động đến họ một cách tích cực nhằm tạo ra giá trị định
hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách. Đồng thời người quản trò
cũng phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang lại và nghiên cứu những giá trị
đó một cách sâu sắc. Các sự kiện trong trò chơi phải được sắp xếp và dẫn
dắt một cách logic để người chơi phải vận dụng tư duy suy nghĩ, tránh để bị
lộ kết quả do sự sắp xếp các trình tự – chi tiết dẫn dắt của người quản trò
thiếu hợp lý.
Nghệ thuật ở chỗ người quản trò biết khai thác các giá trị dựa vào từng bối
cảnh mà của Teambuilding. Mặc dù kịch bản Teambuilding đã được lên sẵn,
tuy nhiên không thể thực hiện rập khuôn được vì còn tùy thuộc vào thời tiết,
tâm lý người chơi và những sự kiện xung quanh lúc chương trình
teambuilding diễn ra. Người quản trò phải biết ứng biến phù hợp tùy vào
từng tình huống và bối cảnh khác nhau. Đồng thời người quản trò phải tự
hoàn thiện bản thân trong chuyên môn, phong cách để có thể gần gũi và thể
hiện một cách hoàn hảo nhất đến người chơi – cũng là khách hàng của mình.
Một chương trình team building dù được chuẩn bị chu đáo đến đâu chăng
nữa nhưng người quản trò lại thiếu kỹ năng cơ bản hay dẫn dắt kém duyên
thì sự kiện sẽ bị thất bại. Do đó, trước mỗi chương trình, người quản trò
team building luôn là đối tượng được yêu cầu chọn lựa kỹ càng nhất không
những về chuyên môn mà còn về phong thái làm việc. - Một người quản trò team building giỏi cần những tố chất gì?
Nhân sự quản trò team building là một vị trí công việc khá đặc thù. Do đó, ở
những người làm công việc này cần hội tụ những tố chất như: khả năng
quan sát, xử lý tình huống, chất giọng, tài lẻ…
• Kỹ năng quan sát nhanh và chi tiết
Việc chỉ đạo – tổ chức – điều hành một cuộc chơi có rất nhiều người tham
gia đòi hỏi người quản trò team building bắt buộc phải có khả năng quan sát
cực kỳ tốt. Nếu không có kỹ năng này, họ sẽ không thể bắt kịp các hoạt
động diễn ra liên tục xuyên suốt trong chương trình. Bên cạnh đó, trong các
trò chơi luôn có sự phân đua thắng thua, do đó khả năng quan sát nhanh
cũng giúp người quản trò trở thành một trọng tài công tâm với tất cả các đội.
Công tâm là một trong những vấn đề cần lưu ý để tránh tạo bầu không khí
căng thẳng do không hài lòng vì kết quả của những người chơi.
• Kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhẹn
Tất cả hoạt động trong sự kiện team building không phải lúc nào cũng diễn
suôn sẻ. Sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh, đặc biệt là với các hoạt động
mang tính mạo hiểm cao. Lúc này, vai trò của người quản trò càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Ví dụ như khi có người bị thương thì họ phải
biết cách sơ cứu hoặc gọi điện cứu hộ; khi không may xảy ra sự cố cháy nổ
thì họ phải biết hướng dẫn các thành viên tham gia đến nơi an toàn và gọi
điện cho cơ quan chức năng để giải quyết hay hoặc khi xảy ra mâu thuẫn
giữa người chơi thì người quản trò phải hòa giải ổn thỏa được.
• Ăn nói duyên dáng và giọng nói to rõ
Một người quản trò team building có giọng nói truyền cảm và ăn nói duyên
dáng sẽ gây được ấn tượng và thu hút sự chú ý của người chơi. Thêm vào
đó, nếu có thêm tính cách hài hước và khả năng pha trò trong khi dẫn dắt thì
họ sẽ có thêm một điểm cộng nữa. Ngoài ra, người quản trò cũng cần phải
biết cách diễn đạt tới người chơi những nội dung luật chơi sao cho dễ hiểu
nhất. Người quản trò giỏi sẽ bằng lối ăn nói duyên dáng của mình mà giúp
mọi người nghiêm túc tham gia trò chơi nhưng với cảm giác thoải mái, hào
hứng chứ không phải căng thẳng – tranh đấu.
• Thông minh và nhiều tài lẻ
Một người quản trò team building thông minh sẽ biết làm thế nào để tạo ra
một chương trình thú vị, cuốn hút theo cách riêng của mình. Trong các
chương trình teambuidling thường có trò chơi trắc nghiệm về kiến thức
thường thức. Người quản trò phải am hiểu sâu rộng mới có thể dẫn dắt –
giải thích và thuyết phục người chơi.
Nếu một người quản trò team building có thêm tài lẻ như khả năng hát, múa,
nhảy hay chơi đàn thì sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong quá trình làm việc.
Những khả năng riêng biệt sẽ giúp người quản trò này nổi bật trong ngành
và được nhận nhiều công việc tốt.
• Thể lực tốt
Không chỉ dẫn dắt – tổ chức mà người quản trò còn phải đi theo và hỗ trợ
các trò chơi vận động. Cho nên, người quản trò Teambuilding phải có thể lực
tốt và bền bỉ.
Nghề quản trò Teambuilding là một nghề đòi hỏi cả thể lực, kiến thức và kỹ
năng. Công việc này đòi hỏi nhân sự phải yêu nghề, yêu khách và kiên nhẫn
cũng như có kiến thức sâu rộng và sức khỏe tốt. Đây cũng là một nghề rất hot
trong tương lai.